Công nghệTin tức

Cầu trục và các cách phân loại bạn cần biết

0

Cầu trục là loại máy trục kiển cầu có bánh xe, lăn trên đường ray, vận hành bằng động cơ điện nhằm đảm bảo được quá trình nâng hạ, di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn trong nhà xưởng. Để hiểu rõ hơn về cầu trục và cách phân loại của chúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Cầu trục là thiết bị như thế nào?

Cầu trục có tên gọi tiếng Anh là Overhead Crane – một trong những thiết bị nâng hạ với hai chuyển động chính là nâng – hạ, ngang – dọc phía trên cao của nhà xưởng để đảm bảo các thao tác, giúp an toàn hơn trong quá trình hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của cầu trục như sau: động cơ điện truyền chuyển động, qua trục truyền động và khớp nối tới các hộp giảm tốc, truyền chuyển động cho bánh xe di chuyển kên cầu trục, làm di chuyển toàn bộ dầm cầu trục chính gắn trên các dầm đầu. Xe con có chứa cơ cấu nâng được, di chuyển trên ray, gắn trên dầm chính. Phanh có nhiệm vụ hãm khi cần và các động cơ điện được điều khiển nhờ hệ thống đặt ở cabin.

Cầu trục và các cách phân loại bạn cần biết

Cầu trục là thiết bị rất cần thiết và tiện lợi cho việc bốc xếp hàng hóa, nhất là các vật có kích thước, tải trọng lớn. Tùy thuộc vào từng loại cầu trục, sức nâng có thể từ 500kg cho tới hàng trăm tấn. Sức nâng này gấp nhiều lần so với sức nâng từ con người.

Cầu trục vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện, vì thế mà không khó để bắt gặp tại các nhà máy công nghiệp và quốc phòng. Nhờ khả năng làm việc của cầu trục mà năng suất lao động cũng được tăng lên, sức lao động của con người được giảm xuống, công việc nâng hạ các vật có khối lượng lớn cũng trở nên an toán hơn.

Cầu trục và các cách phân loại bạn cần biết

Làm thế nào để phân loại cầu trục?

Để phân loại cầu trục cần dựa vào công dụng, cơ cấu dẫn động, kết cấu dầm cầu trục, phạm vi sử dụng và phạm vi hoạt động, cụ thể như sau:

Đối với cách phân loại theo công dụng của cầu trục: dùng để nâng hạ tải hay di chuyển tải, lắp đặt tải…

Đối với cách phân loại theo cơ cầu dẫn động của cầu trục: dẫn động của cầu trục thường sẽ bằng điện. Ngoài ra cơ cấu dẫn động có thể là dẫn bằng tay, nâng hạ bằng palang và con chạy, xích kép tay được treo trên dầm cầu trục và di chuyển cầu trục được dẫn động qua bộ truyền cơ khí.

Đối với phân loại theo kết cầu dầm cầu trục: có thể dựa vào cầu trục dầm đơn chỉ có 1 dầm, kết cấu dạng hộp hoặc chữ I, dạng dàn. Cầu trục dầm đôi là kết cầu dạng hộp, dạng bàn. Cầu trục treo kết cấu giống với cầu trục đơn.

Đối với phân loại theo phạm vi sử dụng: có thể phân loại cầu trục cho cẩu cảng với sức nâng hàng hóa lớn. Cầu trục cho các nhà máy luyện kim, sắt thép, môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao, khói bụi… Cầu trục dùng cho việc phòng cháy nổ như nhà máy gas, axit, khí lỏng… hay dùng cho nhà máy thủy điện. Cầu trục cho các nhà máy sản xuất bên tông thương phẩm, nhà máy sắt thép, sản xuất… Cầu trục cũng được dùng cho các nhà máy hoạt động với lĩnh vực công nghiệp nhẹ như may mặc, linh kiện điện tử… Cuối cùng là cầu trục có các cơ cấu đặc biệt hơn như gầu ngoạm hay nam châm từ…

Cuối cùng là phân loại theo phạm vi hoạt động của cầu trục. Có thể là cầu trục được hoạt động từ trên cao của nhà xưởng hay cơ cấu chuyển động dọc đường ray của cầu trục. Chuyển động ngang của palang trên dầm, làm cho cầu trục có thể nâng hạ tất cả các điểm trong không gian làm việc.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Vì sao cáp quang singlemode 4FO được sử dụng rộng rãi hiện nay

>>> Những lí do vì sao nên sử dụng robot hút bụi hiện nay?

Rate this post

Khắc phục nhanh Samsung Galaxy S10 Lite bị vỡ màn hình

Previous article

Khắc phục hiệu quả lỗi màn hình Samsung Z Flip bị ám màu

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

More in Công nghệ