Nhiều người khi nhắc đến Sổ bảo hiểm xã hội chỉ quan tâm đến việc tra cứu số sổ bhxh để biết được các thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình. Mà ít ai để ý đến việc sổ bảo hiểm là một trong những giấy tờ cần thiết cho những thủ tục liên quan đến an sinh xã hội của mình. Đặc biệt là ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người đó trong trường hợp họ không may mất việc làm.
Vậy Sổ bảo hiểm xã hội ảnh hưởng thế nào đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động? Hãy tham khảo qua bài viết này
1. Sổ bảo hiểm xã hội ai giữ?
Trước đây, sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ do công ty chủ quản giữ và bảo quản. Sẽ chỉ trả lại cho người lao động trong trường hợp người lao động nghỉ việc.
Tuy nhiên, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 595/QĐ-BHXH, từ ngày 01/01/2016. Người lao động sẽ có trách nhiệm giữ và tự bảo quản số Bảo hiểm xã hội và thẻ BHYT của bản thân.
Trường hợp, công ty/ doanh nghiệp chủ quản chưa trả và vẫn giữa sổ bảo hiểm cho người lao động sau ngày 01/01/2016 là trái luật và người có quyền yêu cầu phía công ty/ doanh nghiệp chủ quản hoàn trả sổ bảo hiểm cho mình.
Mặt khác, dù người lao động tự giữ sổ nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn lưu chứng từ điện tử trên hệ thống quản lý. Do đó, người lao động cũng sẽ không cần lo lắng nếu mất hay hỏng sổ vì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại và không ảnh hưởng đến quá trình đóng.
2. Sổ bảo hiểm xã hội ảnh hưởng thể nào đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Khoản 5 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:
– Mẫu Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
+ Quyết định thôi việc;
+ Quyết định sa thải;
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động;
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã;
+ Xác nhận của Sở Kế hoạch và Đầu tư về trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền;
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Một số trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN
Trình tự hủy hóa đơn giá trị gia tăng gồm những bước nào?
Có thể thấy, sổ bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, dù đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, nếu không có sổ BHXH thì người lao động cũng không được giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của bản thân. Nếu mất hay hỏng sổ phải báo ngay cho các cơ quan bảo hiểm để được cấp lại. Đặc biệt là phải trong vòng 3 tháng sau thời điểm bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Comments